VẬT LIỆU CƠ KHÍ - TMC MATERIALS

CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TMC

Email: sales.tmc.materials@gmail.com

Sản phẩm
Gia công
Thiết kế
Thiết kế và Triển khai

TMC Việt Nam cung cấp dịch vụ chính là Thiết kế và Triển khai bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí. Nhiệm vụ của chúng tôi:

-Tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế, gia công, lắp ghép cùng với khách hàng.

-Tư vấn lựa chọn phương pháp thiết kế nhanh nhất, tối ưu nhất cho khách hàng.

-Từ dữ liệu, thông tin thiết kế phác thảo chúng tôi sẽ triển khai thành bản vẽ chi tiết, lắp ghép, chế tạo.

Thiết kế và Triển khai

Thiết kế và Triển khai

TMC Việt Nam cung cấp dịch vụ chính là Thiết kế và Triển khai bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí. Nhiệm vụ của chúng tôi:

-Tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế, gia công, lắp ghép cùng với khách hàng.

-Tư vấn lựa chọn phương pháp thiết kế nhanh nhất, tối ưu nhất cho khách hàng.

-Từ dữ liệu, thông tin thiết kế phác thảo chúng tôi sẽ triển khai thành bản vẽ chi tiết, lắp ghép, chế tạo.

Thiết kế

Thiết kế

2. Inox – ISO M ( Màu vàng)

Thép không gỉ còn gọi là inox là vật liệu hợp kim với tối thiểu 12% crôm. Các hợp kim khác có thể bao gồm niken và molypden. Các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như ferritic, martensitic, austenitic và austenitic-ferritic (duplex) sẽ tạo ra một loạt các vật liệu. Một điểm chung khi gia công các vật liệu này là cạnh cắt sẽ sinh nhiệt cao, gây tình trạng mòn dao nhanh và lẹo dao.

THiết kế  theo yêu cầu

THiết kế theo yêu cầu

Gia công cơ khí chính xác là gì?

Gia công cơ khí chính xác là loại hình gia công tạo ra sản phẩm có độ chính xác gần như tuyệt đối với trị số dung sai là cực kỳ nhỏ. Hầu hết các quá trình gia công cơ khí chính xác đều được thực hiện với những máy móc, thiết bị hiện đại, chẳng hạn như các máy gia công robot tốc độ cao, máy đo lường có độ chính xác cực cao. 

Để đạt được độ chính xác cao trong mỗi sản phẩm được gia công thì quy trình gia công cần phải được thực hiện và kiểm soát một cách chặt chẽ, bởi độ chính xác gia công sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy gia công, dụng cụ cắt gọt, chế độ cắt, thiết bị đo lường kiểm tra và cả kỹ năng của người kỹ thuật viên. 

Các bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác

Để tạo ra một sản phẩm cơ khí thì cần trải qua một quá trình hết sức phức tạp, chúng bao gồm những bước quan trọng từ khi thiết kế trên bản vẽ, lựa chọn phương pháp gia công, xác định chế độ gia công cho đến khi kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt yêu cầu hay không. Về cơ bản, một quy trình gia công cơ khí chính xác sẽ bao gồm những bước như sau.

Bước 1: Nghiên cứu, thiết kế bản vẽ cơ khí

Thông thường những bản vẽ thiết kế cơ khí sẽ được gửi từ phía khách hàng cần gia công, nhưng cũng có những trường hợp khách hàng sẽ gửi sản phẩm mẫu cần gia công đến cho phía phụ trách gia công để họ tự dựng bản vẽ thiết kế theo nguyên mẫu. Có một bản vẽ thiết kế sản phẩm là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng để quyết định tất cả những bước tiếp theo.

Bản vẽ thiết kế sẽ được thực hiện bằng những phần mềm chuyên dụng, chẳng hạn như Autocad, Inventor, SolidWorks… Những bản thiết kế này phải mô hình hóa được chính xác kích thước, biên dạng và thể hiện rõ những trị số dung sai cần thiết. Chúng có thể ở dạng 2D hoặc 3D tùy theo lĩnh vực gia công và yêu cầu từ khách hàng. 

Người kỹ thuật viên cơ khí cần phải nghiên cứu chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ các chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng sao cho thực hiện đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật, đảm bảo tính công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm và phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế.

Bước 2: Xác định phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất ở đây thể hiện những thông tin về sản lượng, tính ổn định… của sản phẩm cần gia công. Xác định được phương thức sản xuất sẽ giúp cho việc lựa chọn cách thức, phương pháp, công nghệ gia công và phương án quản lý được phù hợp, chặt chẽ, đảm bảo chất lượng thành phẩm, cũng như hiệu quả kinh tế.

Hiện có 3 phương thức sản xuất chính là:

  • Sản xuất đơn chiếc: đây là những sản phẩm có sản lượng ít, thường chỉ sản xuất từ vài đến vài chục sản phẩm trong năm, cũng như ít khi có chu kỳ sản xuất lại. Những sản phẩm được sản xuất đơn chiếc chủ yếu là những sản phẩm đặc biệt, chúng cũng cần được gia công tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, thường có độ chính xác cực kỳ cao.
  • Sản xuất hàng loạt: áp dụng cho những sản phẩm có sản lượng hàng năm tương đối lớn, thường được đặt hàng theo từng đợt, có chu kỳ xác định. Chúng được sản xuất nhanh chóng, tuy nhiên lại khó đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Sản xuất hàng khối: phù hợp khi cần gia công số lượng sản phẩm rất lớn, được chế tạo liên tục và lâu dài.

Bước 3: Lựa chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

Từ những yêu cầu của khách hàng và thông tin từ bản vẽ, cũng như đảm bảo được yếu tố kinh tế, phù hợp với phương thức sản xuất thì phôi gia công phù hợp sẽ cần được lựa chọn. Phôi cần đảm bảo cơ tính của chi tiết gia công, kích thước phôi được xác định theo lượng dư gia công, và phải đảm bảo chi phí vật liệu, chi phí gia công được giảm thiểu, qua đó nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Vật liệu phôi khá đa dạng từ kim loại, hợp kim đến vật liệu phi kim tùy theo thực tế sản xuất.

Các phương pháp chế tạo phôi phổ biến gồm:

  • Đúc: phôi tạo hình bởi quá trình đúc trong khuôn cát, khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm…
  • Gia công áp lực: như rèn, cán, dập thể tích…
  • Gia công hàn.

Bước 4: Xác định thứ tự các nguyên công, các bước thực hiện gia công

Cần tính toán, xác định thứ tự các nguyên công một cách hợp lý để đảm bảo chu trình gia công một chi tiết được diễn ra thuận lợi, hoàn chỉnh, và cũng phải đảm bảo thời gian gia công là ngắn nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Cùng với đó người kỹ thuật viên cũng cần phải chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết. Thứ tự gia công các bề mặt chi tiết sẽ phụ thuộc vào tính hợp lý của quá trình thay đổi trạng thái, cấu trúc, tính chất của chi tiết sản phẩm, cũng như phụ thuộc vào công nghệ và điều kiện sản xuất thực tế.

Bước 5: Lựa chọn thiết bị cho các nguyên công

Sau khi đã xác định được những bước thực hiện những nguyên công cần thiết, cần lựa chọn những thiết bị, dụng cụ gia công và hỗ trợ gia công phù hợp dựa theo thông số của sản phẩm cần gia công, theo thực tế sản xuất, và phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm đạt yêu cầu, nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Bởi vậy, đây là một bước rất quan trọng cần phải phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thiết bị, dụng cụ.

Bản vẽ trục đo

Bản vẽ trục đo

Bản vẽ trục đo

Loại này được tạo thành nhờ chiếu vật thể lên không gian ba chiều. Phép chiếu được sử dụng là phép chiếu song song. 

Khoảng 20 năm trước đây, bản vẽ hình chiếu phẳng được sử dụng rộng rãi trong cơ khí. Bản vẽ hình chiếu trong không gian chỉ được sử dụng với các thiết kế không chuyên. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ, bản vẽ không gian ngày càng được sử dụng nhiều. 

Bản vẽ sơ đồ (schema)

Bản vẽ sơ đồ (schema)

Bản vẽ sơ đồ (schema)

Là bản vẽ phẳng bao gồm các ký hiệu đơn giản, cho biết nguyên lý hoạt động của chi tiết. Bao gồm: Sơ đồ mạch điện động lực, cơ cấu nguyên lý máy và điều khiển động cơ, sơ đồ giải thuật của chương trình tin học, điều khiển PLC. 

Bản vẽ tháo rời

Bản vẽ tháo rời

Bản vẽ tháo rời (explosive drawing)

Là bản vẽ trình bày các chi tiết khi chúng được tháo rời và sắp xếp ở vị trí cố định sẵn sàng được lắp ráp. Thường được dùng cho những người không chuyên về kỹ thuật cơ khí.

Xem tất cả

Weolcome to

CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TMC

• Đội ngũ kỹ sư giàu kỹ thuật vật liệu, nhiều năm nhập khẩu thép các loại, tham gia nhiều dự án lớn xuất khẩu thị trường Nhật, Hàn Quốc… • Chuyên cung cấp nhiều chủng loại vật tư cơ khí, kết cấu thép công trình phục vụ sản xuất các cấu kiện thép như Lò nhiệt, lò nung, đường ống, bồn chứa, thiết bị trong công nghiệp: Thép carbon , thép cường độ cao, thép chịu nhiệt, thép chịu thời tiết, thép hợp kim, thép chế tạo, thép làm khuôn, thép không gỉ (inox)…
Xem thêm
Tin tức
GOOGLE MAP
Zalo
Hotline